App Inventor - Thunkable - Appybuilder - Kodular : Ưu và nhược điểm - Share VN

NEWS

Post Top Ad

Ads by google

Tuesday, July 30, 2019

App Inventor - Thunkable - Appybuilder - Kodular : Ưu và nhược điểm

C cho đến thời điểm hiện tại thì đã có rất nhiều nền tảng lập trình phần mềm cho smartphone với ngôn ngữ kéo thả được ra đời. Nhưng qua quá trình test thử thì mình chọn lọc ra được 4 nền tảng được sử dụng nhiều nhất. Vậy hãy cùng mình điểm qua những ưu và nhược điểm của từng nền tảng để xem bản thân mình phù hợp với nền tảng nào nhé.

1. App Inventor

Nền tảng sơ khai của ngôn ngữ Kéo thả (D&D) và là nền tảng phát triền ra các nền tảng cao cấp khác sau này.

Ưu điểm

  • Dùng cực kỳ ổn định, không lo bị chết server.
  • Sử dụng nhanh, nhẹ do có ít component nên không gây lag trình duyệt
  • Nhược điểm

  • Ít component, nên khó tạo ra những App chuyên nghiệp
  • Các phần tử đều dựa từ những phiên bản android thấp nên trông không được đẹp mắt
  • Không thay đổi được API cho app nên việc đưa app từ AppInventor lên chợ ứng dụng Google Play là khó có thể
  • Giao diện không trực quan, không bắt mắt
  • Không hỗ trợ đặt quảng cáo trong App, muốn đặt quảng cáo vào thì bạn cần sử dụng Extension bên ngoài
  • 2. Appybuilder

    Nền tảng được phát triển từ mã nguồn mở của App Inventor. Tuy nhiên được phát triển mạnh mẽ với nhiều tính năng mới hỗ trợ rất nhiều cho các bạn Code app.

    Ưu điểm

  • Dùng ổn định không lo lỗi
  • Có thể thay đổi API để đưa app lên Play Store
  • Có rất nhiều component, gần như đầy đủ mọi component để giúp bạn tạo ra 1 app cực kỳ chuyên nghiệp
  • Có rất nhiều tuỳ biến mở rộng hơn App Inventor
  • Hỗ trợ đặt quảng cáo trong App
  • Nhược điểm

  • Giao diện giống App Inventor nên không được bắt mắt cho lắm
  • Vẫn thuần App Inventor nên App tạo ra từ appybuilder vẫn có nét gì đấy hơi giống App Inventor không được chuyên nghiệp lắm.
  • Chỉ có thể set Max API cho app lên tới API 26 nên thời gian sắp tới cũng không thể upload lên Playstore
  • 3. Thunkable

    Cũng được phát triển từ mã nguồn mở của App Inventor. Tuy nhiên giao diện đã được thay đổi 1 chút, bắt mắt, hiện đại hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Thunkable đang phát triển 2 nền tảng:
  • Nền tảng Classic : Nền tảng xây dựng Android App cơ bản giống App Inventor
  • Nên tảng Thunkable X : Phát triển cả Android App và IOS app.
  • Ưu điểm

  • Giao diện mới đẹp mắt
  • Component đa dạng hơn App Inventor
  • Có thêm nền tảng phát triền cả App Cho IOS
  • CÓ hỗ trợ đặt quảng cáo vào trong App
  • Xây dựng trên nền android cao nên App trông đẹp và chuyên nghiệp hơn App Inventor
  • Nhược điểm

  • Không thay đổi được API giống App Inventor
  • Chưa hỗ trợ đa dạng nhiều đơn vị quảng cáo
  • Với nền tảng cho IOS, component chưa đa dạng, bị hạn chế rất nhiều
  • 4. Kodular

    Cũng được phát triển từ mã nguồn mở của App Inventor. Nhưng có thể nói đây là nền tảng được mong đợi và được nhiều người quan tâm sử dụng nhất. Ngoài giao diện mới, vô cùng đẹp mắt và chuyên nghiệp thì Kodular còn cung cấp rất nhiều component hữu ích khác nữa. Những app tạo bởi Kodular có thể được ví chuyên nghiệp không khác gì những App tạo bởi Android Studio

    Ưu điểm

  • Giao diện mới cực kỳ đẹp mắt
  • Component đa dạng hơn rất nhiều App Inventor
  • CÓ hỗ trợ đặt quảng cáo vào trong App, đơn vị quảng cáo đa dạng từ Admob đến facebook
  • Xây dựng trên nền android cao nên App trông đẹp và chuyên nghiệp hơn App Inventor
  • Được cập nhật và sửa lỗi liên tục
  • Cập nhật API liên tục để phù hợp với chính sách của Google Play
  • Nhược điểm

  • Do có quá nhiều component nên có nhiều component bị xung đột nên bị lỗi vặt, tuy nhiên những lỗi đó sẽ sớm được khắc phục vì đội ngũ bảo dưỡng và phát triển liên tục tìm kiếm lỗi để nâng cấp và khắc phục
  • Những ưu, nhược điểm mà mình liệt kê bên trên chỉ là đánh giá tổng quan để các bạn có thể đưa ra quyết định nền tảng mà bạn muốn sử dụng cho những dự án lâu dài của mình là gì. có 1 lưu ý cho các bạn đó là Hiện tại các nền tảng vẫn chưa hỗ trợ import project từ các nền tảng khác, vì thế các bạn cần phải quyết định cẩn thận không đến lúc phát triển 1 dự án lớn, muốn chuyển qua nền tảng khác thì sẽ phải làm lại từ đầu chứ không thể import từ nền tảng này qua nền tảng kia được.

    Hi vọng, bài so sánh này sẽ giúp ích được cho những bạn đã, đang và sắp bước sang con đường lập trình này có cái nhìn đúng đắn cũng như quyết định chính xác nền tảng có thể hỗ trợ tốt nhất cho các bạn. Chúc các bạn có những dự án tiện ích tới tay người sử dụng. Hãy đóng góp ý kiến cho mình về lĩnh vực này để cùng mình phát triền 1 cộng đồng App Inventor lớn mạnh tại Việt Nam nhé. ^^
    Nếu các bạn thấy hữu ích, đừng ngại ngần chia sẻ bài này tới bạn bè của các bạn! Nếu bạn có câu hỏi gì hãy đặt câu hỏi ngay tại đây, mình sẽ trả lời sớm nhất có thể! Nếu có thiếu sót gì, các bạn hãy đóng góp ý kiến để những bài hướng dẫn sau của mình hoàn thiện hơn nhé !!!
    NOTE: Nội dung trên blog thuộc bản quyền của Share VN. Vui lòng để lại nguồn khi bạn muốn sao chép! Xin cảm ơn :)

    No comments:

    Post a Comment

    Post Top Ad